Tủ điện tụ bù công suất phản kháng thông thường bao gồm các Tụ bù điện mắc song song với tải, được điều khiển bằng một Bộ điều khiển tụ bù tự động thông qua thiết bị đóng cắt Contactor. Tủ tụ bù có chức năng chính là nâng cao hệ số công suất cosφ (cos phi) qua đó giảm công suất phản kháng (công suất vô công) nhằm giảm tổn thất điện năng tiết kiệm chi phí. Người sử dụng sẽ giảm hoặc không phải đóng tiền phạt công suất phản kháng theo quy định của ngành Điện lực.
Tủ tụ bù được dùng cho các hệ thống điện sử dụng các phụ tải có tính cảm kháng cao, sử dụng các Contactor để thay đổi số lượng tụ bù vào vận hành, quá trình thay đổi này có thể điều khiển bằng chế độ tự động hoặc bằng tay. Hiện nay, Tủ tụ bù thường sử dụng 2 loại Tụ bù điện là tụ dầu và tụ khô. Tụ bù được chia thành nhiều loại dung lượng khác nhau, phổ biến từ 5 ÷ 50 kVAr. Ngoài thành phần chính là Tụ bù điện, tủ tụ bù còn có thể được lắp thêm Cuộn kháng lọc sóng hài để tăng tính ổn định của hệ thống điện và bảo vệ tụ điện. Các cuộn kháng lọc sóng hài được chế tạo phù hợp với tính chất sóng hài của mạng điện gồm các loại cuộn kháng 6%, 7%, 14%.
Khi vận hành ở chế độ tự động, Bộ điều khiển trung tâm của tủ sẽ tự động nhận biết lượng công suất cần bù để đưa tín hiệu đóng cắt các tụ bù hòa vào hệ thống lưới điện, có khoảng từ 4 ÷ 14 cấp, mỗi cấp sẽ ghép với 01 thiết bị đóng cắt Contactor.
Nguyên lý hoạt động của Tủ tụ bù là đo độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện nếu nó nhỏ hơn giá trị cài đặt (thường là 0.95) để tự động đóng cắt tụ bù cho đến khi đạt được trị số như yêu cầu và giữ hệ số công suất quanh giá trị cài đặt. Tủ tụ bù có thể đặt trong nhà hoặc ngoài trời, có thể hoạt động kết hợp với tủ phân phối tổng MSB hay lắp đặt độc lập. Bộ điều khiển tụ bù được lập trình thông minh để tối ưu quá trình đóng cắt các tụ bù phù hợp với nhu cầu cụ thể của các ứng dụng. Có các phương thức và phương pháp bù như: bù nền, bù ứng động, bù tập trung, bù theo nhóm, bù riêng…
Ứng dụng:
Tủ tụ bù công suất phản kháng được sử dụng trong các mạng điện hạ thế, ứng dụng cho các hệ thống điện sử dụng các phụ tải có tính cảm kháng cao là thành phần gây ra công suất phản kháng. Thường lắp đặt tại phòng kỹ thuật hay tại khu vực trạm máy biến áp của các công trình công nghiệp và dân dụng như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện,..
Tủ tụ bù Tự động Giá rẻ TBK-A:
Hình ảnh: Tủ điện tụ bù TBK-A công suất từ 20kVAr – 200kVAr
– Kích thước: 700x500x250mm đến 1200x800x400mm
– Công suất: 20kVAr – 30kVAr – 40kVAr – 50kVAr – 60kVAr – 75kVAr – 80kVAr – 90kVAr – 100kVAr – 120kVAr – 125kVAr – 150kVAr – 180kVAr – 200kVAr.
– Ứng dụng: Phù hợp cho các xưởng công xuất nhỏ từ 40kW – 400kW, chi phí đầu tư thấp, dễ lắp đặt.
Tủ tụ bù Tự động Tiêu chuẩn:
– Kích thước: 1000x700x350mm đến 1800x1100x700mm.
– Công suất: 60kVAr – 90kVAr – 120kVAr – 150kVAr – 180kVAr – 200kVAr – 240kVAr – 300kVAr – 320kVAr – 400kVAr – 480kVAr – 600kVAr đến 1200kVAr.
– Công suất lắp đặt theo yêu cầu.
Tư vấn giải pháp, lắp đặt tủ tụ bù:
Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi nhận thấy có nhiều đơn vị lắp đặt tủ tụ bù chỉ chú ý đến mục đích trước mắt là tăng hệ số công suất cosφ để không bị phạt tiền điện theo quy định của ngành Điện lực. Do đó họ thường chỉ chú trọng đến tổng công suất bù của tủ (ví dụ tủ bù 100kVAr, 150kVAr, 300kVAr,…) mà không chú ý đến các yếu tố kỹ thuật khác để tủ vận hành được hiệu quả, độ bền cao, tối ưu khả năng bù như số cấp bù tự động, bù nền, thông số thiết bị aptomat, contactor, tụ bù phải tương thích với nhau, sử dụng tụ bù khô hay tụ bù dầu, điện áp 415V hay 440V,… Như vậy không thể đạt được hiệu quả tối ưu từ việc đầu tư kể cả ngắn hạn và lâu dài. Bên cạnh đó bù công suất phản kháng là một giải pháp không chỉ nâng cao cosφ (cos phi) mà còn giảm tổn thất năng lượng trong hệ thống, ổn định chất lượng điện, tăng tuổi thọ thiết bị, giảm chi phí đầu tư máy biến áp, thiết bị và dây dẫn,…
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.